Hiện nay, công nghệ đèn led ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Có nhiều loại đèn led khác nhau, trong đó có đèn led panel. Tuy nhiên, khi được nhắc đến cái tên này, nhiều người vẫn không khỏi thắc mắc đèn led panel là gì. Hiểu được niềm băn khoăn đó, với bài viết này chúng tôi sẽ mang tới những thông tin tổng quát nhất về loại đèn này để bạn có thể tiện cân nhắc, so sánh và lựa chọn.
Đèn led panel là gì?
Đèn led panel hay còn được gọi với cái tên khác là đèn led tấm. Tên gọi này được bắt nguồn từ thiết kế bề mặt có dạng phẳng và mỏng của nó.
Loại đèn led tấm này thường được sử dụng trong các công trình có tính quy mô, diện tích cần chiếu sáng lớn và có nhu cầu sử dụng ánh sáng liên tục. Nó cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, dựa trên nhiều yếu tố nhất định như thiết kế, công suất và kích thước.
Về thiết kế, trên thị trường hiện nay thường tồn tại ba loại chính là đèn led panel light âm trần, trần nổi và thả trần. Đèn âm trần là dạng đèn không có đế, kích thước bề mặt đèn sẽ ngang với bề mặt trường. Còn đèn trần nổi cũng được gắn trực tiếp vào tường, tuy nhiên có đế và bề mặt đèn sẽ nổi lên so với bề mặt trần nhà. Còn đèn thả trần thì sẽ được nối với trần nhà bằng dây hoặc những thanh trụ.
Về công suất, đèn led panel được ứng dụng rộng rãi nên cũng đa dạng công suất để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Các công suất như 12w, 18w, 24w, 36w, 54w, 72w,… Mỗi công suất sẽ phù hợp với độ cao từ trần tới sàn và nhu cầu sử dụng khác nhau.
Về kích thước, đèn cũng đa dạng về kích thước, nhưng chủ yếu tó tồn tại các tấm vuông kích thước 0.3 x 0.3 m, 0.6 x 0.6 m hoặc tấm hình chữ nhật 0.3 x 0.6m 0.3 x1.2m, 0.6 x 1.2m,…Mỗi kích thước sẽ phù hợp với diện tích không gian khác nhau.
Các đặc điểm cấu tạo của đèn led panel
Đèn led panel cũng sở hữu những ưu điểm cấu tạo tương tự các sản phẩm đèn led khác. Đèn led tấm cũng có cấu tạo bên trong tương tự như các đèn led khác là chip led và bộ nguồn.
Trong đó, chip Led là bộ phận quan trọng nhất chiếm tới 65% giá trị của toàn bộ đèn. Bộ nguồn quan trọng không kém với vai trò chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện mội chiều, có khả năng chống nước và ngăn chặn bụi bẩn từ bên ngoài.
Cấu tạo của một chiếc đèn led panel gồm có 4 phần khác biệt xếp chồng lên nhau, đảm nhận các vai trò khác nhau để hoàn thiện tính năng cho cây đèn. Các lớp cấu tạo bao gồm:
Lớp ngoài cùng: khung đèn. Khung thường có hình vuông hoặc hình chữ nhật theo kích thước tương ứng của đèn. Người ta thường sử dụng chất liệu nhôm cho khung, sao đó thêm một lớp sơn tĩnh điện ở bên ngoài.
Lớp thứ hai: tầm tán quang. Tầm tán quang này có chức năng khuếch đại diện tích chiếu sáng. Chất liệu thường sử dụng nhất là mica, tuy nhiên cũng có nhiều nơi sử dụng kích mờ.
Lớp thứ ba: tầm dẫn sáng và chip led xung quanh. Đúng như tên gọi của nó, tấm dẫn sáng thừa hưởng ánh sáng từ chip led, giúp cho ánh sáng phát ra đồng đều.
Lớp thứ tư: tầm đáy chắn. Tấm đáy này thường được sử dụng là kính phản xạ để tối đa hoá hiệu quả chiếu sáng. Tấm kính này thường được làm từ nano trong suốt, nhờ đó tỷ lệ phản xạ ánh sáng có thể lên tới 92%.
Những ưu điểm vượt trội mà đèn led panel sở hữu
Các đặc điểm mà đèn led panel sở hữu bao gồm:
Gia tăng độ bền và chất lượng nhờ bề mặt sử dụng chất liệu polystyrene PS cao cấp, nhờ đó có khả năng dẫn truyền ánh sáng mạnh, đều và phát ánh sáng chuẩn theo công suất, không hề gây chói mắt cho người sử dụng.
Độ bền cao: tuổi thọ của đèn led panel light có thể lên tới 50.000 giờ, trong khi đó chất lượng ánh sáng trong thời gian sử dụng không hề giảm sút. Còn các loại đèn dây tóc, huỳnh quang bình thường thì tuổi thọ chỉ khoảng 1.000 gờ.
Tiết kiệm điện tối ưu: theo thống kê của các chuyên gia, công nghệ led có thể tiết kiệm tới 50% lượng điện năng so với các công cụ chiếu sáng thông thường. Do đó, lắp đặt và sử dụng đèn led panel cũng là một phương pháp tuyệt vời để giảm hoá đơn tiền điện trong gia đình bạn.